Sự khác nhau giữa Cốc nguyệt san & Băng vệ sinh

Mặc dù việc sử dụng cốc nguyệt san đã khá phổ biến nhiều năm nay ở các nước phương Tây, nơi luôn sẵn có những thiết bị công nghệ tiên tiến để phục vụ cuộc sống con người, tuy nhiên cuộc tranh luận giữa việc sử dụng băng vệ sinh và cốc nguyệt san chưa bao giờ kết thúc.

Một số người lựa chọn sử dụng băng vệ sinh dạng nút (tampon) còn một số khác lại nhất quyết chỉ dùng cốc nguyệt san. Bản thân mỗi người phụ nữ phải là người đưa ra quyết định để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình. Điều đó vô cùng quan trọng vì nó trực tiếp liên quan đến sức khỏe của bạn. 

Vì vậy, giữa 02 sản phẩm này, đâu thực sự là sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe của bạn??? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết nhất những so sánh sau đây để Bạn có thể tự đưa ra được quyết định lựa chọn sáng suốt nhất nhé!

Về vấn đề sử dụng:

  • Băng vệ sinh/Tampon : có nhiều kích thước khác nhau (từ những cái nhỏ, mỏng thấm hút được ít dung dịch cho những ngày chảy máu kinh ít, to và dày thấm hút lượng dung dịch nhiều hơn cho những ngày chảy máu kinh từ bình thường đến nhiều). BVS dạng miếng để thấm hút lượng máu kinh nguyệt trên bề mặt sản phẩm, tampon được đưa vào trong âm đạo để thấm hút lượng máu kinh nguyệt trên bề mặt tampon.
  • Cốc nguyệt san Lunette: có 02 kích thước khác nhau (Model 1 cho những phụ nữa chưa sinh con và Model 2 lớn hơn dành cho những phụ nữ đã sinh con). Cốc nguyệt san được đưa vào âm đạo để hứng lượng máu kinh nguyệt và được lấy ra để đổ đi làm sạch cốc.

 

Khả năng chi trả:

  • Băng vệ sinh/tampon: Một người phụ nữ trung bình sử dụng từ 8.000 đến 17.000 chiếc băng vệ sinh trong suốt cuộc đời của mình (tùy thuộc vào lượng máu kinh của bạn hàng tháng là nhiều hay ít) và dành khoảng $ 1,773 $ (tương đương khoảng 39.000.000 đ)
  • Cốc nguyệt san Lunette với giá thành 999.000 đ và có thể sử dụng từ 5 đến 10 năm. Điều này có nghĩa rằng trong cuộc đời người phụ nữ, số tiền nhiều nhất bạn phải chi trả cho việc dùng cốc nguyệt san chưa đến 3.000.000đ

Thời lượng sử dụng:

  • Băng vệ sinh/tampon: thời gian tối đa bạn phải thay BVS là 04 tiếng/lần và với tampon là tối đa 8 tiếng/lần. Điều này, tất nhiên phụ thuộc vào lượng chảy máu kinh nguyệt là nhiều hay ít mà bạn phải lựa chọn thời điểm thay thế BVS/tampon nhanh hơn là 4 tiếng hoặc 8 tiếng. Việc không thay tampon quá 8 tiếng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng sốc độc tố(TSS).   
  • Cốc nguyệt san: sử dụng an toàn suốt 12 giờ liên tục, điều này cũng phụ thuộc vào lượng máu kinh của bạn là ít hay nhiều nhưng thời gian tối đa bạn phải thay thế là 12 giờ.

Lượng dung dịch:

  • Băng vệ sinh/tampon: kích thước BVS/tampon khác nhau sẽ thấm hút một lượng dung dịch khác nhau. Những chiếc nhỏ nhất có thể chứa đến 6gram (khoảng 2/10 của một ounce tương đương 6ml dung dịch) trong khi chiếc lớn nhất có thể chứa đến 18 gram (khoảng 6/10 của một ounce tương đương 18ml dung dịch).
  • Cốc nguyệt san Lunette: Model 2 có thể chứa đến 30ml dung dịch (một ounce) đầy máu kinh nguyệt một lúc (gấp 3 lần độ thấm hút của miếng băng vệ sinh siêu thấm và gấp gần 05 lần so với băng vệ sinh thông thường). Trong khi đó, một người phụ nữ trung bình chỉ ra khoảng từ 30ml - 60ml (từ 1-2 ounces) mỗi kỳ kinh nguyệt.

Thành phần, cấu tạo:

  • Băng vệ sinh/tampon: Hầu hết các loại băng vệ sinh  được làm từ sự kết hợp giữa cotton và tơ nhân tạo (một loại vật liệu tổng hợp được làm bằng sợi bột gỗ được xử lý hóa học). Sau đó chúng được tẩy trắng có thể gây ra sự hình thành của chất dioxin, chất có liên quan đến vấn đề sinh sản, gy ung thư và ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nhiều loại băng vệ sinh có mùi thơm. Những mùi hương này bao gồm các chất hóa học có thể gây tổn hại cho âm đạo.
  • Cốc nguyệt san Lunette:  được làm bằng 100% silicone y tế cao cấp và không gây dị ứng và không chứa các độc tố.

Ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Băng vệ sinh/tampon: có một số rủi ro cho sức khỏe của phụ nữ liên quan với việc sử dụng băng vệ sinh, bao gồm hội chứng sốc độc tố (như đã đề cập ở trên), khô âm đạo (âm đạo của bạn có khả năng bị khô khi sử dụng BVS/tampon và có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố TSS thậm chí nhiều hơn). Ngoài ra việc tiếp xúc với chất độc và chất gây ung thư có trong thành phần của BVS và tampon có thể gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài như ung thư, vô sinh, và làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
  • Cốc nguyệt san Lunette: không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (theo các báo cáo y tế mới nhất) trừ khi bạn không lấy nó ra và vệ sinh mỗi 12 giờ. Chúng tôi khuyên bạn không nên để bất cứ thứ gì trong âm đạo của bạn quá lâu (hơn 12 giờ liên tục) và bạn nên cắt móng tay của bạn trước khi bạn đưa cốc nguyệt san vào âm đạo để tránh làm trầy xước âm đạo.

Tác động đến môi trường:

  • Băng vệ sinh/tampon: một phụ nữ bình thường sử dụng và thải ra môi trường trung bình từ 250-300 pound (tương đương 112kg đến 135kg) băng vệ sinh trong suốt cuộc đời. Không chỉ đơn giản là thải ra môi trường những chiếc BVS mà còn kèm theo đó là những chất độc hại vì sau quá trình sử dụng, BVS của bạn đã thấm hút theo dịch kinh nguyệt. Khi bạn vứt bỏ chiếc BVS, vô tình bạn đang thải tất cả các hóa chất độc hại tự do ra môi trường. Và bạn tính xem, nếu phụ nữ chiếm 50% dân số thế giới thì việc gây ô nhiễm từ các sản phẩm BVS/tampon đã sử dụng từ ½ thế giới ra môi trường sẽ có tác hại và ô nhiễm đến mức nào???
  • Cốc nguyệt san Lunette: khi sử dụng cốc nguyệt san Lunette, bạn chỉ cần phải thay thế nó mỗi 5-10 năm vì nó rất bền và gần như không có hại đến môi trường. Thậm chí, nếu bạn thải ra một chiếc cốc nguyệt san, bạn hãy yên tâm vì chúng không có bất kỳ hóa chất độc hại nào cho môi trường và sức khỏe con người.

Một số lợi ích tích cực:

  • Ưu điểm Băng vệ sinh/tampon:
    • - Dễ dùng
    • - Nhiều kích cỡ phù hợp với cơ thể của bạn
    • - Dễ dàng xử lý
  • Ưu điểm của Cốc nguyệt san Lunette:
    • - Cân bằng độ pH trong âm đạo, không làm khô âm đạo
    • - Có thể tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí
    • - Không gây ô nhiễm môi trường vì không tạo ra rác thải
    • - Bạn không phải thay thế thường xuyên như BVS và tampon, nó an toàn suốt 12 giờ liên tục.
    • - Dễ sử dụng chỉ bằng cách gập cốc và đưa vào trong âm đạo, lấy ra làm sạch và đưa lại vào trong âm đạo
    • - Bạn có thể sử dụng cốc nguyệt san trong khi đi bơi, tâp thể thao, mặc váy bó sát hoặc thậm chí ngủ khỏa thân mà không phải lo lắng

  • Những điểm hạn chế của BVS/tampon:
    • - Tạo ra nhiều chất thải cho môi trường
    • - Cơ thể sẽ phải tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại có trong thành phần của BVS/tampon
    • - Nó có thể làm khô âm đạo
    • - Người sử dụng có nguy cơ bị hội chứng sốc độc tố
    • - Bạn phải thay thế thường xuyên, chi phí phải bỏ ra sẽ nhiều hơn
    • - Bạn cần phải thay BVS/Tampon mỗi 4-8 giờ/lần
    • - Không thể đi bơi, mặc váy bó sát hoặc ngủ khỏa thân khi đang sử dụng BVS
  • Những điểm hạn chế của cốc nguyệt san:
    • - Bạn có thể gặp khó khăn một chút nếu lần đầu tiên sử dụng
    • - Bạn cần học cách gập để đưa cốc vào âm đạo và lấy nó ra
    • - Bạn cần biết cách vệ sinh cốc nguyệt san của bạn

 

Trên đây là những phân tích từ các chuyên gia của hãng Lunette từ các đánh giá và nhận xét của khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Với những phân tích của chúng tôi trên đây, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình sản phẩm thích hợp và tốt nhất cho sức khỏe của bạn nhé!

Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, hãy đừng ngần ngại nhấc máy lên và liện hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:

Hotline: 0904 399599

Nhắn tin trực tiếp trên website: http://www.cocnguyetsanlunette.vn tại mục chat online.

Để lại tin nhắn trên FB: http://facebook.com/cocnguyetsanlunette.vn

Email: info@hoanggiatns.vn